KHÓA HỌC THANH NHẠC

Thanh nhạc cơ bản

Khóa học cơ bản này dành cho những học viên chưa có cơ bản về âm nhạc, bao gồm:

+ Cách lấy hơi và giữ hơi thở:

Nói đến kỹ thuật thanh nhạc, điều đầu tiên các nhà sư phạm thường nhắc đến là vấn đề hơi thở. Có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng điều chủ yếu mà các nhà sư phạm cả trong nước và trên Thế giới đêù ưu tiên và đặc biệt quan tâm, đó là tầm quan trọng của hơi thở trong ca hát.

Khi nói về hơi thở, F. Lamperti (1813-1892) người thầy đại diện cho trường phái thanh nhạc mới ở Ý, cũng là người đã đào tạo ra hàng loạt những ca sỹ nổi tiếng đã khẳng định rằng: “Nghệ thuật ca hát là nghệ thuật hơi thở”. Lấy hơi tốt, bạn sẽ hát được những câu hát dài, không bị đuối hơi, hụt hơi. Nhờ đó bạn sẽ luôn làm chủ bài hát mình đang biểu diễn.

+ Mở khẩu hình:

Đây là kỹ thuật cơ bản, Khẩu hình đúng giúp bạn tiết kiệm hơi và hát hay hơn.

Cha ông ta trong tiếng hát dân ca hoặc cổ truyền, rất chú trọng đến việc hát rõ lời. “Thuật ngữ “tròn vành rõ chữ” là cách nói khái quát của cha ông ta về yêu cầu và quan niệm đối với nghệ thuật ca hát, và về kỹ thuật, phương pháp ca hát cổ truyền dân tộc. Tiếng hát “tròn vành” là âm thanh nghe gọn gàng, đầy đặn, trau chuốt sáng sủa; “rõ chữ” là lời ca nghe rõ ràng, không phải đoán nghĩ mới hiểu, không thể hiểu lầm ra ý khác. “Tròn vành rõ chữ” vì vậy là sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật âm nhạc và tiếng nói dân tộc, là sự nâng cao, làm đẹp, khai thác, phát huy đến cao độ tính tượng hình, tượng thanh và mọi đặc điểm ngữ âm dân tộc bằng nghệ thuật âm thanh của giọng hát.

+ Luyện thanh:

Nói chung, cách phát âm các phụ âm đầu trong ca hát giống như trong tiếng nói hằng ngày. Chỉ cần cấu âm cho đúng tiêu điểm như: môi bật môi, răng đụng môi, lưỡi đánh lên răng, chân răng, hàm ếch… thì âm đầu nối kết với vần sẽ rõ ràng. “Bật môi, đánh lưỡi” một cách linh hoạt và nhẹ nhàng. Vì vậy luyện thanh hay Luyện tập thanh nhạc giúp bạn hát được những nốt cao hơn và thấp hơn so với giọng hát của bạn khi chưa được luyện tập. Âm vực rộng sẽ giúp bạn có nhiều “lựa chọn” hơn khi chọn bài hát. Riêng với giọng nữ, các bạn được luyện tập phương pháp hát giả thanh… nẩy, rung, ngân, điều chỉnh âm lượng, cường độ, mạnh nhẹ, giúp bạn nữ hát các nốt cao khỏe khoắn và mượt mà.

+  Hướng dẫn nhạc lý:

Khóa Thanh Nhạc cơ bản gồm 16 buổi. Trong suốt quá trình học, giáo viên sẽ tư vấn cho bạn chọn bài hát phù hợp với chất giọng, chỉnh sửa những điểm chưa đẹp của giọng hát. Đồng thời với sự luyện tập, bạn sẽ hát được những bài hát hợp với chất giọng của mình.

+ Ứng dụng vào bài hát cụ thể:

Trong các buổi học kỹ thuật thanh nhạc giáo viên sẽ nghe và phân tích giọng hát của từng học viên và học viên sẽ được tập luyện vào những bài hát cụ thể phù hợp với giọng mình để hát một ca khúc. Với mỗi bài hát là một thể loại nhạc khác nhau có những kỹ thuật cơ bản điển hình cho từng phong cách, sau khi học viên học 01 bài có thể tự hát được nhiều bài hát cùng thể loại.

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Error: Contact form not found.